Xây dựng giải pháp chuyển đổi số hiệu quả cho doanh nghiệp

Tìm kiếm và ứng dụng các giải pháp chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của các doanh nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. Bởi lẽ, công nghệ trên thế giới ngày càng đổi mới, mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nhiều đối thủ đã sở hữu nền tảng số hóa lớn mạnh.

Để tìm được chỗ đứng của mình trên thị trường, doanh nghiệp cần phải ứng dụng các giải pháp chuyển số. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận, tiết kiệm thời gian, chi phí quản lý và chi phí nhân sự. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ nâng cao trải nghiệm khách hàng, sự phối hợp giữa các phòng ban và quản lý thông tin tốt hơn.

1. Giải pháp chuyển đổi số là gì?

Chuyển đổi số không có một khái niệm nhất định theo học thuật. Tuy nhiên, các định nghĩa về chuyển đổi số đều hướng về mục tiêu áp dụng sự thay đổi của công nghệ, kỹ thuật mới để giải quyết vấn đề trong một tập thể/doanh nghiệp. Giải pháp chuyển đổi số là cách thức thực hiện để doanh nghiệp có thể thực hiện chuyển đổi số thành công.

Tìm kiếm và ứng dụng các giải pháp chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của các doanh nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. Bởi lẽ, công nghệ trên thế giới ngày càng đổi mới, mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nhiều đối thủ đã sở hữu nền tảng số hóa lớn mạnh.

Để tìm được chỗ đứng của mình trên thị trường, doanh nghiệp cần phải ứng dụng các giải pháp chuyển số. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận, tiết kiệm thời gian, chi phí quản lý và chi phí nhân sự. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ nâng cao trải nghiệm khách hàng, sự phối hợp giữa các phòng ban và quản lý thông tin tốt hơn.

2. Xác định 3 định hướng chiến lược chuyển đổi số để có giải pháp phù hợp 

Để tìm ra giải pháp cũng như ứng dụng chuyển đổi số một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần xác định mục tiêu chiến lược chuyển đổi số của mình. Theo đó, các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số hiệu quả cần tập trung vào 3 định hướng chính:

  • Tối ưu hoạt động của doanh nghiệp: Với định hướng này, doanh nghiệp cần tối ưu hóa và tự động hóa quy trình, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, tăng hiệu quả để giảm chi phí. Đồng thời, doanh nghiệp cần phải nâng cao mức hài lòng của nhân viên và tìm ra phương thức mới để tăng doanh thu.
  • Nâng cao trải nghiệm khách hàng: Doanh nghiệp cần xác định đúng tập khách hàng, nâng cao trải nghiệm và thắt chặt quan hệ với khách hàng.
  • Chuyển đổi mô hình kinh doanh:  Mục tiêu này đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng nền tảng số, con đường kinh doanh mới và đem đến những sản phẩm số mới.

Sau khi đã xác định được mục tiêu chiến lược, doanh nghiệp cần xây dựng giải pháp chuyển đổi số hiệu quả.

3. Giải pháp công nghệ tiêu biểu cho từng mục tiêu  

Với từng mục tiêu chiến lược, doanh nghiệp có thể lựa chọn giải pháp chuyển đổi số công nghệ phù hợp như sau:

3.1. Giải pháp công nghệ giúp tối ưu hoạt động kinh doanh

  • Tối ưu hóa quy trình vận hành: Để tối ưu hóa quy trình vận hành, doanh nghiệp cần tận dụng tối đa nguồn lực, tái sử dụng nguồn tài nguyên cũ. Đồng thời, doanh nghiệp ứng dụng linh hoạt công nghệ trong các khâu hoạt động để đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận trong doanh nghiệp. Nhờ đó, các nhà quản lý có thể dễ dàng theo dõi và thay đổi (nếu cần).
  • Xây dựng chuỗi cung ứng số: Là áp dụng các công nghệ tiên tiến như IoT, Big Data, Robotics, Blockchain, Computer Vision, Machine Learning… để đẩy mạnh hoạt động cung ứng tại các doanh nghiệp sản xuất.
  • Xây dựng nhà máy thông minh: Doanh nghiệp tối ưu hóa và tự động hóa nhà máy để nâng cao hiệu quả cho quy trình sản xuất.
  • Đơn giản hóa hoạt động back officeDoanh nghiệp cần ứng dụng công nghệ phần mềm RPA (Robotic Process Automation) vào trung tâm chia sẻ để tự động hóa các quy trình hoạt động từ tài chính, kế toán đến chăm sóc khách hàng. Đồng thời, quy trình cũng cần tích hợp thêm Al và Data Analytics để tối ưu hóa, thực hiện nhanh các nhiệm vụ và tiết kiệm chi phí.

3.2. Giải pháp cho mục tiêu hướng tới trải nghiệm khách hàng

  • Hệ thống bán hàng đa kênh: Doanh nghiệp phát triển nhiều kênh bán hàng khác nhau để tăng khả năng tiếp cận và phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng. Ví dụ: Bán hàng trực tiếp tại cửa hàng kết hợp với hàng online qua hotline, website, sàn thương mại điện tử, mạng xã hội…
  • Giải pháp quản trị quan hệ khách hàng CRM: Doanh nghiệp tăng cường tương tác, giao tiếp và quản lý thông tin, nghiên cứu hành vi tiêu dùng của khách hàng để đưa ra các sản phẩm, dịch vụ tốt hơn.
  • Thiết kế trải nghiệm ấn tượng: Chiến lược để lại dấu ấn, làm cho khách hàng nhớ đến doanh nghiệp trong từng giai đoạn, ở mỗi điểm chạm và trong suốt quá trình trải nghiệm. Để làm được điều này, doanh nghiệp phải tiếp cận theo hướng lấy khách hàng làm trung tâm, quan tâm đến cảm xúc, nhu cầu của người dùng khi thiết kế trải nghiệm.
  • Trải nghiệm cá nhân hóaDoanh nghiệp có thể áp dụng các công nghệ hiện đại như phân tích dữ liệu, công nghệ thực tế ảo, Al để cá nhân hóa các sản phẩm, dịch vụ của chính mình. Điều này giúp mang đến các sản phẩm, dịch vụ phù hợp hơn với từng khách hàng và những trải nghiệm tốt nhất.
  • 360 độ lắng nghe khách hàng: luôn luôn lắng nghe ý kiến khách hàng, phân tích phản hồi của họ để đưa ra phương án khắc phục nhược điểm và mang đến giá trị mới cho khách hàng.
  • Chăm sóc khách hàng tối ưu:nhanh chóng xử lý các yêu cầu, phản hồi, khiếu nại của khách hàng, đảm bảo sự hài lòng và tăng sự trung thành với thương hiệu.
  • Xây dựng chương trình khách hàng thân thiết: xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng để giữ chân họ ở lại, ủng hộ sản phẩm, dịch vụ của mình và trở thành khách hàng trung thành.
  • Tương tác nhất quán: Doanh nghiệp cần tạo ra trải nghiệm liền mạch cho khách hàng. Để từ đó, doanh nghiệp có thể tăng cường mối quan hệ thân thiết với khách hàng và biến điều này thành lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mình.

3.3. Giải pháp công nghệ hỗ trợ chuyển đổi mô hình kinh doanh

  • Xây dựng nền tảng kinh doanh số hợp nhất: Nền tảng kinh doanh số sẽ đóng vai trò kết nối cơ sở hạ tầng sẵn có của công ty với các quy trình kinh doanh mới và sắp xếp chúng một cách hợp lý. Tất cả kết hợp với năng lực công nghệ thiết yếu giúp chuyển đổi số thành công.
  • Thiết kế phòng thử nghiệm sáng tạo: Phòng thử nghiệm sáng tạo là một môi trường tách biệt, dành riêng cho nhóm chuyển đổi số cùng làm việc và hợp tác với nhau. Với phòng thử nghiệm này, đội ngũ tham gia sẽ không cảm thấy bị gò bó, thỏa sức sáng tạo những ý tưởng mới và hiện thực hóa ý tưởng đến khi chúng thành công và được tích hợp vào trong kinh doanh.
  • Kiểm nghiệm ý tưởng mới: Trước khi phát triển ý tưởng mới rộng hơn, doanh nghiệp cần triển khai Digital PoC hoặc Proof of Concept. Đây là dự án ngắn hạn để kiểm nghiệm ý tưởng mới và kiểm thử sáng kiến số trên một phạm vi nhỏ. Sau khi kiểm nghiệm và kiểm thử, doanh nghiệp sẽ nhận định mức độ ảnh hưởng, đánh giá lợi tức đầu tư và tiềm năng của ý tưởng.

Theo: digital.fpt.com.vn